Nhóm nghiên cứu mạnh khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm, Trường ĐHSPKT TPHCM

Nhóm Nghiên cứu mạnh Công nghệ hóa học, môi trường và thực phẩmChemistry Environment and Food Technology (CEFT)” của khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm – trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM do PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng nhóm được thành lập vào năm 2012 do Hiệu trưởng phê duyệt, sự hình thành các nhóm nghiên cứu trọng điểm, nghiên cứu mạnh nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, giải quyết những vấn đề còn tồn tại của xã hội nhằm phát triển khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cộng đồng xã hội và cho đất nước, góp phần sự phát triển kinh tế quốc gia.

Ảnh VTV1 đưa tin về nhóm nghiên cứu mạnh

1. Thành viên của nhóm nghiên cứu

Là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn giỏi, đam mê và nhiệt huyết trong hoạt động khoa học công nghệ, gồm: 5 Phó giáo sư và 24 Tiến sĩ, 5 Thạc sỹ, là các nhà giáo, nhà khoa học được đào tạo ở các trường nổi tiếng ở các nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Úc.

2. Lĩnh vực nghiên cứu

[2.1] Mô hình hóa và tối ưu hóa trong công nghệ hóa học, thực phẩm và môi trường nhằm mô tả động học quá trình và xác lập chế độ công nghệ tối ưu ứng dụng vào sản xuất.

[2.2] Nghiên cứu tính toán, thiết kế và chế tạo các thiết bị mới nhằm ứng dụng vào việc khai thác nguồn nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và hiệu quả.

[2.3] Nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu ích, nhưng sáng chế, phát minh trong lĩnh vực hóa học, thực phẩm và môi trường nhằm tạo ra những sản phẩm công nghệ phục vụ cho cuộc sống có giá trị kinh tế cao.

[2.4] Nghiên cứu về các lĩnh vực hóa vô cơ, hóa polyme, hóa vật liệu, hóa hữu cơ, hóa dược, hóa thực phẩm, hóa môi trường nhằm tìm ra những kỹ thuật, những công nghệ, những sản phẩm mới phục vụ cho cuộc sống.

[2.5] Tư vấn thiết kế và xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, máy móc, công nghệ chế biến bảo quản thực phẩm. Cung cấp các thiết bị, hóa chất xử lý môi trường, chế biến bảo quản thực phẩm.

[2.6] Phân tích, đánh giá thông số môi trường, thu thập thông tin về chất lượng môi trường. Tiến hành các hoạt động phân tích môi trường để quản lý, cung cấp thông tin về chất lượng môi trường cho các cơ quan trung ương và địa phương.

[2.7] Thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, xây dựng các dự án hoặc liên kết sản xuất để tổ chức sản xuất thử nghiệm, triển khai các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới, các sản phẩm mới của cơ quan khoa học nhà nước và các thành phần kinh tế khác ứng dụng vào sản xuất và đời sống theo các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

[2.8] Tổ chức thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về khoa học công nghệ môi trường cho các đối tượng có nhu cầu.

3. Những kết quả đạt được

[3.1] Mỗi năm số công trình nghiên cứu được công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín bình quân khoảng 30-35 bài báo WoS/Scopus.

[3.2] Thực hiện 6-8 nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở/năm; 1-2 nhiệm vụ KHCN cấp bộ/năm; 1-2 nhiệm vụ KHCN cấp sở KHCN TPHCM/tỉnh thành/năm; 1-2 đề tài vườn ươn/năm; 1 chương trình KHCN cấp bộ; 4-5 dự án hợp tác NCKH và CGCN với doanh nghiệp/năm.

[3.3] Thực hiện 4-6 hợp đồng CGCN cho doanh nghiệp/năm về thiết bị và công nghệ sấy thăng hoa, sấy chân không, sấy lạnh, sấy hồng ngoại, sấy đối lưu, sấy nướng đa năng, sấy bằng hiệu ứng nhà kính, chiên chân không, cô đặc chân không, cô đặc lạnh, lạnh đông và lạnh đông sâu, các quy trình công.

[3.4] Bình quân mỗi năm tham dự 5-6 hội thảo khoa học trong và ngoài nước (Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc).

[3.5] Tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ xanh” định kỳ 2 năm/lần.

[3.6] Nâng tầm tạp chí JTE-HCMUTE trong lĩnh vực Hóa học, thực phẩm và Môi trường không được tính điểm vào danh sách tạp chí được tính điểm trong HĐGSNN, tạp chí JTE-HCMUTE trong lĩnh vực Hóa học, thực phẩm và Môi trường sẽ được tính (0-0,5) điểm.

[3.7] Xuất bản mỗi năm 2 số viết bằng tiếng Anh trên Journal of Technical Education Science.

[3.8] Xuất bản tổng cộng 25 quyển sách giáo trình, sách tham khảo trong lĩnh vực hóa học, thực phẩm và môi trường.

PV Tổng hợp – Hoài Anh