Lịch sử hình thành và phát triển Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường ĐHSPKT TP. HCM


Trước năm 2003 trường ĐHSPKT TP. HCM định hướng xây dụng một trường Đại học đa ngành, đa nghề theo xu thế phát triển của thời đại. Đến năm 2004, trường ĐHSPKT TP. HCM tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển đất nước. Nhà trường giao nhiệm vụ cho bộ môn Dinh dưỡng thuộc Khoa Kỹ thuật nữ công mở ngành Công nghệ thực phẩm để đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm. Đồng thời, nhà trường cũng  giao nhiệm vụ cho Khoa Khoa học cơ bản thành lập Bô môn Công nghệ môi trường để đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Tuy nhiên việc đào tạo phải mang tính hệ thống từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, cũng như sự hỗ trợ nhau trong phát triển của các ngành. Chính vì vậy, nhà trường đã sát nhập 3 bộ môn: bộ môn Dinh dưỡng thuộc Khoa Kỹ thuật nữ công, bộ môn Công nghệ môi trường, bộ môn Công nghệ hóa học thuộc Khoa Khoa học cơ bản để thành lập Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Từ đó, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm được thành lập.

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm được thành lập theo quyết định số 38/QĐ- ĐHSPKT-TCCB/24-01-2007, ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Hiệu trưởng trường ĐHSP Kỹ thuật Tp. HCM, tọa lạc tại khu B nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo kỹ sư hai ngành Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.

Khu B – Khoa CNHH&TP

Năm 2013, khu hành chính làm việc của Công nghệ Hóa học và Thực phẩm được chuyển đến lầu 8, tòa nhà Trung Tâm, trường ĐHSPKT TP. HCM. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập của khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm vẫn ở tại khu B.

Năm 2015, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm giao nhiệm vụ cho bộ môn Công nghệ hóa học xây dựng đề án đã mở rộng quy mô đào tạo, mở ngành đào tạo Công nghệ kỹ thuật hóa học nhằm mục đích đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

Những ngày đầu mới thành lập năm 2007, tổng sinh viên của khoa là 240 sinh viên để đào tạo cho 2 ngành Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường nhưng đến nay năm 2023 tổng sinh viên của khoa là 2500 sinh viên (gấp hơn 10 lần) để đào tạo cho 3 ngành Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật hóa học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường. Các chương trình đào tạo đều đạt chuẩn AUN-QA đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao được cộng đồng và xã hội tín nhiệm. Rõ ràng trải quá trên 15 năm khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm đã xây dựng và phát triển rất mạnh mẻ và toàn diện cả quy mô số lượng và chất lượng.

Khu B – Khoa CNHH&TP

 Năm 2018, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm giao nhiệm vụ cho bộ môn Công nghệ thực phẩm xây dựng đề án mở đào tạo sau đại học thạc sỹ ngành Công nghệ thực phẩm

Năm 2020, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm giao nhiệm vụ cho bộ môn Công nghệ môi trường xây dựng đề án mở đào tạo sau đại học thạc sỹ ngành Kỹ thuật môi trường.

Năm 2023, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm giao nhiệm vụ cho bộ môn Công nghệ hóa học xây dựng đề án mở đào tạo sau đại học thạc sỹ ngành Kỹ thuật hóa học.

Dự kiến đến năm 2025, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm sẽ mở đào tạo tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm.

Đào tạo sau đại học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhằm cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển ngành hóa học, thực phẩm và môi trường cho đất nước. Góp phần không nhỏ cho sự phát triển khoa học công nghệ quốc gia và giáo dục đào tạo của đất nước.

Trân trọng và cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm đã ghi lại Lịch sử hình thành và phát triển để lưu lại cho đời sau.

Quyết định thành lập Khoa CNHH&TP