Giải thưởng Bảo Sơn năm 2019

I. GIỚI THIỆU VỀ GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN NĂM 2019

Suốt hành trình 20 năm (1999-2019) thực hiện Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam” cuối cùng đã được nhà nước công nhận. Chiều nay 30/12/2019 Vụ KHCN&MT đã thông tin cho biết: Chủ nhiệm Chương trình này đã đạt giải thưởng Bảo Sơn, một giải thưởng KHCN có giá trị nhất từ trước đến nay chưa từng có tại VN. Nó có giá trị không phải lớn gấp nhiều lần so với giải thưởng KHCN khác, mà giá trị của nó là tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, giáo dục, phát triển khoa học công nghệ & xóa đói giảm nghèo của đất nước.

Ảnh PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng nhận giải thưởng Bảo Sơn năm 2019

Chính vì thế, tiêu chí để đạt giải thưởng này rất ngặt nghèo “Từ nghiên cứu hàn lâm cho đến ứng dụng”. Tiêu chí của giải thưởng này là công trình nghiên cứu phải có tính mới, phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học công nghệ uy tín WoS & Scopus, phải có bằng sáng chế thì mới đáp ứng yêu cầu, nhưng đây mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ cũng chính là điều kiện tiên quyết là công trình phải có ứng dụng vào thực tế, tác động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, phát triển giáo dục & khoa học công nghệ, xóa đói giảm nghèo của đất nước.

Tiêu chí để đạt giải thưởng:

1. Chỉ xét trao thưởng cho các công trình, chương trình nghiên cứu thuộc 05 lĩnh vực:

1.1 Cải cách giáo dục và đào tạo

1.2 Xóa đói, giảm nghèo

1.3 Phát triển kinh tế bền vững

1.4 Y – dược học, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

1.5 Văn học

2. Công trình, chương trình nghiên cứu:

– Phải có tính mới

– Phải có những ấn phẩm xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tin Scopus/ISI

– Phải có bằng phát minh sáng chế.

Nhằm phát triển giáo dục & đào tạo; phát triển KHCN cho quốc gia

3. Công trình, chương trình nghiên cứu: Phải được triển khai ứng dụng vào thực tế cuộc sống/ứng dụng vào thực tế sản xuất giúp ích cho cộng đồng xã hội, giúp ích cho doanh nghiệp, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế của đất nước.

II. HÀNH TRÌNH NGHIÊN CỨU HƠN 20 NĂM CỦA CÔNG TRÌNH XUẤT SẮC ĐẠT GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN NĂM 2019: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẤY THĂNG HOA TẠI VIỆT NAM

Trải qua hơn 20 năm nghiên cứu công phu và phức tạp nhất, Công trình “Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam” do nhóm tác giả của PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng đã xuất sắc giành được Giải thưởng Bảo Sơn năm 2019. Bắt đầu nghiên cứu từ năm 1999, cho đến nay nhóm tác giả đã chính thức cho ra đời một công nghệ sấy tiên tiến bậc nhất. Quá trình sấy được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ của nguyên vật liệu ẩm thấp, dưới điểm nước kết tinh (dưới 0oC) trong môi trường chân không gần như tuyệt đối (dưới 4,58mmHg), nên sản phẩm sau khi sấy giữ lại toàn bộ tính chất tự nhiên và bảo toàn toàn bộ chất lượng như ban đầu nguyên liệu mà không thể có phương pháp nào khác làm được.

Đây là công trình có ý nghĩa rất lớn đối với quốc gia, triển khai ứng dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch trên toàn quốc. Góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm và tạo công ăn việc làm cho xã hội, mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng, cho doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

Với những đóng góp lớn cho xã hội, công trình đã xuất sắc được Tập đoàn Bảo Sơn cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo TRAO GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN NĂM 2019 với trị giá giải thưởng lên tới 50.000 USD.

Cùng Giải thưởng Bảo Sơn – Bao Son Awards nhìn lại Hành trình đi đến thành công của công trình “Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”

III. LỄ TRAO GIẢI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2019

Ngày 25/6/2020 tại Học Viện Quân Y, Hà Nội Giải thưởng Bảo Sơn năm 2019 được trao cho công trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng và nhóm cộng sự đến từ khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Phải mất hơn 20 năm công trình này mới được cộng đồng, xã hội và nhà nước công nhận. Vì dịch Covid-19 nên đến 25/6, lễ trao giải Giải thưởng Bảo Sơn 2019 mới được tổ chức trao giải. Đây là công trình nghiên cứu công phu, phức tạp trong suốt 20 năm về một công nghệ sấy tiên tiến bậc nhất hiện nay.

Ảnh Hệ thống sấy thăng hóa DS-9 đã được chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp

Sản phẩm sau khi sấy giữ lại toàn bộ tính chất tự nhiên và bảo toàn toàn bộ chất lượng như nguyên liệu ban đầu mà không thể có phương pháp nào khác làm được. Kết quả công trình hiện đã triển khai ứng dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch tại Bình Dương, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột, Huế, Quảng Trị, Hà Nội, Hải Phòng,…và các nước Đông Nam Á (Campuchia, Lào).

Ảnh PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng nhận giải thưởng Bảo Sơn năm 2019

IV. ĐỜI VẪN XANH LẮM NGƯỜI ƠI!

Thực sự mình rất may mắn khi được Bộ GD&ĐT nhà nước VN đã chính thức công nhận công trình nghiên cứu “Đã kéo dài nguyên cả sự nghiệp nghiên cứu của mình” đã đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục và tạo công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Vì thế, công trình nghiên cứu này đã đạt giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất từ trước đến nay làm cho tác giả vui và hạnh phúc ập đến bất ngờ.

Có nhiều người hỏi “Làm thế nào để tạo ra một sản phẩm thật và hữu ích cho cộng đồng?”. Mình đã nói “Làm thật khác nhiều so với làm để quảng cáo”, làm thật là giá trị mãi mãi, còn làm để quảng cáo chỉ có giá trị tức thời chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro vô cùng nguy hiểm nhưng xã hội ít biết. Làm để quảng cáo thường là để PR thể hiện bề nổi.

Ảnh Hoa và cúp vàng của Giải thưởng Bảo Sơn 2019 trao cho PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng Chủ nhiệm chương trình

V. HẠNH PHÚC LÀ SỰ CỐ GẮNG !

Suốt một đoạn đường 20 năm 1999 – 2019 nghiên cứu về công nghệ sấy thăng hoa để chế tạo ra 10 phiên bản hệ thống sấy thăng hoa từ DS-1 đến DS-10 (Từ năm 2020-2022 đã có thêm 02 phiên bản nữa đó là DS-11 và DS-12) ứng dụng vào sản xuất, giúp ích cho cộng đồng và xã hội, góp phần phát triển kinh tế doanh nghiệp, kinh tế đất nước, phát triển KHCN quốc gia cũng như phục vụ cho giáo dục và đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ này cho xã hội, biết bao sự thăng trầm và lắm nỗi niềm, biết bao kỷ niệm đã đi qua, đó chính là sự kiên trì, sự đam mê nghiên cứu trong một thời gian dài, vượt qua mọi rào cản, khó khăn. Cho đến bây giờ những hệ thống sấy thăng hoa DS-xx đã được triển khai ứng dụng trên toàn quốc (Bắc – Trung – Nam), nó không chỉ mang lại niềm tự hào cho nhóm nghiên cứu mà cho cả khoa và cả trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TpHCM nơi tôi đang làm việc.

Nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu trong những năm tới Công nghệ sấy thăng hoa sẽ được triển khai sâu rộng tại Việt Nam, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sấy thăng hoa này cho nhiều doanh nghiệp để họ tự chế tạo và ứng dụng vào sản xuất, hạn chế sự nhập công nghệ từ các nước tiên tiến thì đó mới thành công thật sư.

Suốt cả cuộc đời nghiên cứu tác giả rút ra một câu “Muốn đi đến cùng người nghiên cứu cần phải có tính kiên nhẫn và đam mê“.

Ảnh PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng đang vận hành máy sấy thăng hóa DS-11 phục vụ cho nghiên cứu công nghệ sấy thăng hoa

VI. LỜI CẢM ƠN !

Để có sự tôn vinh những người làm khoa học đã đoạt Cup Bảo Sơn 2019 đến từ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM thì dưới sự chỉ đạo của Bộ GDĐT và Chủ tịch quỹ giải thưởng Bảo Sơn Hội đồng thẩm định xét duyệt hồ sơ đã tận tâm làm việc suốt một thời gian dài và rất công tâm. Vì thế, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn:

– Bộ GD&ĐT, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT

– Chủ tịch quỹ bảo trợ giải thưởng

– Vụ trưởng & Phó vụ trưởng Vụ KHCN&MT của Bộ GD&ĐT

– Các chuyên gia trong HĐGSNN, hội đồng thẩm định công trình nghiên cứu.

– Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Nhóm tác giả hy vọng rằng Giải thưởng này sẽ phát hiện và tôn vinh kịp thời những nhà khoa học nghiên cứu thuộc 5 lĩnh vực gồm: Cải cách giáo dục và đào tạo; Xóa đói, giảm nghèo; Phát triển kinh tế bền vững; Y – dược học, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Văn học có những đóng góp xuất sắc để phát triển đất nước.

Ảnh PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng đang vận hành máy sấy thăng hóa DS-12 phục vụ cho nghiên cứu công nghệ sấy thăng hoa để chuyển giao công nghệ

Tham khảo

[1]. https://www.vietnamplus.vn/hanh-trinh-20-nam…/653730.vnp

[2]. https://thanhnienviet.vn/…/khoa-cong-nghe-hoa-hoc…/…

[3]. https://vietnamnet.vn/…/cong-trinh-nghien-cuu-tu-hon-20…

[4]. https://vietnamnet.vn/…/cong-trinh-nghien-cuu-tu-hon-20…

[5]. https://giaoducthoidai.vn/pgsts-nguyen-tan-dung-dam-duoi…

[6]. https://svvn.tienphong.vn/…/mot-truong-khoa-cua-truong…

[7]. https://dost.hochiminhcity.gov.vn/…/sang-che-kho…/w

[8]. https://vnexpress.net/hai-cong-trinh-khoa-hoc-nhan-thuong…

[9]. https://giaoducthoidai.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-mao-hiem-de-co-qua-ngot-post572462.html?fbclid=IwAR3B8AtWRCZmy71PvaouS2dTrGuwjf5TOeIubnBMv9oFgtTfXjHsaeQCTuw

PV Tổng hợp – Anh Thư